Cách xử lý khi bị ghẻ ở bộ phận sinh dục an toàn

Không ít người băn khoăn khi bị ghẻ ở bộ phận sinh dục nữ thì phải làm sao? Thậm chí cũng không biết hỏi ai, chịu đựng đến khi không chịu được thì mới đi khám chữa. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bạn những kiến thức về cách xử lý khi bị ghẻ ngứa vùng kín ở nữ.

Bệnh ghẻ ở bộ phân sinh dục nữ là gì?

Bệnh ghẻ ở cơ quan sinh dục do ký sinh trùng gây ra, chúng sống ở dưới lớp thượng bì của da, đào đường hầm dưới da và sinh sản đẻ trứng, đồng thời thải phân ra ngoài. Chúng sống, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, bẩn, bụi hoặc là do thói quen vệ sinh vùng kín quá kém. Bệnh cũng có thể lây sang người khác khi quan hệ tình dục hoặc dùng đồ cá nhân chung với người bị bệnh.

Xem thêm: Địa chỉ 8 phòng khám phụ khoa tốt có bác sĩ nữ tại Hà Nội

Nhận biết khi bị ghẻ ở vùng kín

Khi bị bệnh ghẻ ở bộ phận sinh dục nữ sẽ có những triệu chứng sau:

- Trên bề mặt da ở quan sinh dục nữ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ rất ngứa, nhất là vào ban đêm. Nếu lấy kim chích vào nốt này sẽ bị chảy dịch.

- Hình thành những “đường hầm ghẻ” ngoằn ngoèo màu trắng hoặc xám, luống ghẻ dài 3-5 cm do ghẻ cái tạo ra.

- Bệnh ghẻ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng gây nhiều phiền toái, ngứa rát vùng kín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến các nàng cảm thấy e ngại, tự ti. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm rất dễ gây ra một số hậu quả khó lường như:

  • Bệnh nhân do ngứa ngáy nhiều nên hay bị mất ngủ về đêm làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm da mủ, chốc nhọt, ghẻ viêm hóa da, các vết nhọt sau khi vỡ có thể bị viêm loét nặng và gây ra một số bệnh viêm da cơ địa khác cho người bệnh.
tư vấn bệnh phụ khoa

Bị ghẻ ở bộ phận sinh dục nữ phải làm gì?

  • Đầu tiên, các chị em cần thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là cơ quan sinh dục, giữ vùng kín của mình luôn khô thoáng, mặc quần cũng như đồ lót rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần chật, bó sát.
  • Tuyệt đối không cọ xát hoặc lấy tay gãi ngứa để tránh bị nhiễm trùng thêm, không được tự ý dùng kim chích mụn nhọt.
  • Không ngủ chung giường hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người bị ghẻ như mặc chung quần áo, đắp chung chăn mền, sử dụng chung khăn tắm,... điều này sẽ giúp người bệnh tránh xa nguy cơ bị lây nhiễm ghẻ.
  • Tránh tiếp xúc, quan hệ tình dục khi đang bị bệnh.
  • Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị cần thường xuyên vệ sinh chăn, màn, quần áo, giặt riêng và phơi riêng ở những nơi khô thoáng, dưới ánh nắng mặt trời để có thể diệt vi khuẩn, phòng ngừa ổ ghẻ cư trú và lây nhiễm sang người.
  • Đồng thời, người bệnh cần kết hợp với thuốc uống và thuốc bôi. Do bị ghẻ ở bộ phận sinh dục, là nơi rất nhạy cảm nên người bệnh phải sử dụng thuốc cẩn thận.
  • Theo các chuyên gia, việc điều trị ghẻ ở bộ phận sinh dục nữ nên dùng thuốc Eurax (Crotamiton dạng kem). Có thể bôi 1 lần vào buổi tối, bôi khoảng 5 ngày là gần như khỏi hẳn. Đồng thời nên kết hợp với một số loại thuốc uống như: Steroid, kháng sinh, Vitamin B1, C, kháng histamin...để tăng khả năng lành bệnh nhanh chóng. Nếu đã bị nhiễm khuẩn, hãy sử dụng dung dịch milian hoặc eosin phối hợp với thuốc bôi ngoài da , kháng sinh uống nhằm trị bệnh dứt điểm. Hoặc người bệnh cũng có thể điều trị bằng đông y như: tắm lá đắng, lá ba gạc, lá đào, lá xoan, bôi dầu hạt máu chó...

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc D.E.P để bôi vào cơ quan sinh dục. Thuốc này tuy có tác dụng trị ghẻ ngứa rất tốt nhưng nó lại không thích hợp dùng cho cơ quan sinh dục, có thể gây ảnh hưởng đến da của các chị em vì những vùng kín là nơi có nhiều niêm mạc rất nhạy cảm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Ghẻ ở bộ phận sinh dục nữ phải làm sao?”. Hy vọng bài viết có thể giải đáp thắc mắc của nhiều chị em, giúp chị em nhanh chóng khỏi bệnh, lấy lại tự tin trong sinh hoạt và công việc.