Cách điều trị ngứa vùng kín hiệu quả nhất 2019

Không ít chị em bị ngứa vùng kín dù ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhất vào những ngày “đèn đỏ” tình trạng ngứa càng tăng. Dù bản thân luôn sạch sẽ nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng này. Điều này kéo dài không chỉ khiến chị em khó chịu, mất tự nhiên mà còn gây lo lắng bởi có thể đó là bệnh phụ khoa. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị ngứa vùng kín đơn giản tại nhà là gì?

Xem thêm: Địa chỉ 8 phòng khám phụ khoa tốt có bác sĩ nữ tại Hà Nội

Ngứa vùng kín là gì?

Ngứa vùng kín là tình trạng ẩm ướt vùng kín gây bí bách và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, hoành hành. Triệu chứng này thường gặp ở các bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... và nguyên nhân đến từ nhiều lý do. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa vùng kín từ đâu để có biện pháp trị kịp thời nhé!

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín

  • Chế độ ăn không lành mạnh

Một chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh có thể gây ngứa âm đạo. Vì những thực phẩm này gây kích ứng vùng da mỏng khu âm đạo. Nếu bạn bổ sung thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên như sữa chua, tỏi, gừng,... sẽ giúp bạn loại bỏ bớt vi khuẩn có ở vùng kín.

  • Vệ sinh vùng kín quá nhiều

Nếu vệ sinh vùng kín 3-4 lần/ngày là quá nhiều và không tốt cho âm đạo. Vì khi rửa quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn đang loại bỏ nhiều vi khuẩn tốt khiến âm đạo nhanh khô và vi khuẩn xấu gây hại gây ngứa ngáy. Do đó bạn chỉ nên rửa vùng kín 1-2 lần/ ngày và tránh sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín nặng mùi.

  • Mặc quần lót chật

Mặc quần lót chật sẽ khiến môi trường nóng ẩm ở vùng kín tăng lên là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi gây ngứa ngáy âm đạo. Vì vậy, bạn cần sử dụng quần lót đúng size, vải thông thoáng và thấm hút mồ hôi.

  • Sau khi quan hệ tình dục không vệ sinh kỹ

Sau khi quan hệ tình dục, vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín dễ dàng. Nên nếu bạn không vệ sinh vùng kín ngay, không đảm bảo sạch sẽ thì làm tăng cao nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, gây ngứa ngáy vùng kín. Như vậy, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ và nên đi tiểu để loại bỏ vi khuẩn trong âm đạo.

  • Uống ít nước

Nước có tác dụng thải bỏ độc tố ra ngoài cơ thể nên khi bạn uống đủ nước sẽ giúp nước tiểu có nhiều hơn, đồng nghĩa với việc loại bỏ được vi khuẩn trú ngụ ở vùng kín, giảm thiểu tình trạng bị ngứa ngáy.

  • Stress

Stress được xem nguyên nhân có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe, gây ra viêm nhiễm "vùng kín", ngứa vùng kín ở chị em phụ nữ. Vì khi stress, các hormone không ổn định, bị rối loạn sẽ khiến nội tiết thay đổi dẫn đến tình trạng mẩn ngứa.

  • Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo do dùng kháng sinh, quan hệ tình dục không an toàn, do kinh nguyệt, do đặt thuốc âm đạo,... cũng khiến chị em bị ngứa vùng kín.

  • Viêm âm đạo

Khi bị viêm âm đạo cũng xảy ra tình trạng ngứa vùng kín. Do đó, nếu không điều trị bệnh kịp thời bệnh sẽ chuyển sang nhiễm trùng âm đạo.

Những cách trị ngứa vùng kín tại nhà đơn giản, hiệu quả

Ngứa vùng kín không chỉ gây khó chịu mà còn khiến chị em lo lắng vì đây là biểu hiện của bệnh phụ khoa. Do đó, chị em cần trị ngứa khỏi dứt điểm bằng một số cách dễ tìm nguyên liệu ngay tại nhà rất đơn giản và hiệu quả dưới đây để chấm dứt tình trạng khó chịu, bảo vệ sức khỏe.

  • Dùng lá trầu không

Lá trầu không có chứa tinh dầu giúp kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm, sát trùng vết thương nên có thể dùng lá trầu không để vệ sinh vùng kín. Lấy lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối rồi đun sôi. Khi nước chỉ còn âm ấm thì dùng để rửa vùng kín. Hoặc vò nát lá trầu không hòa với nước, lấy phần nước rửa vùng kín. Thực hiện 3 lần liên tục sẽ thấy hiệu nghiệm.

  • Dùng nước muối

Nước muối có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên sử dụng nước muối để loại trừ 1 số nguyên nhân gây ngứa vùng kín là tốt. Lấy muối tinh sạch hòa với nước tỷ lệ 1:1000 rồi rửa vùng kín hằng ngày hoặc ngâm 10-15 phú mỗi ngày.

Bạn nên chú ý pha muối theo tỷ lệ đúng, không nên dùng quá nhiều vì nó làm mất cân bằng độ pH của âm đạo.

  • Dùng lá trà xanh

Trà xanh có tác dụng sát khuẩn nên không chỉ trị hiệu quả nổi mụn, mề đay, dị ứng,... mà còn trị ngứa vùng kín hiệu quả. Lấy 1 nắm lá trà xanh đem rửa sạch rồi nấu với nước. Lấy phần nước rửa vùng kín trong vòng 1 tuần sẽ thấy cơn ngứa dịu hẳn.

  • Dùng gel lá nha đam

Lá nha đam có tác dụng sát khuẩn, trị bệnh viêm nhiễm, trong đó có ngứa vùng kín. Bạn lấy lá nha đam, lấy phần gel thoa nhẹ lên vùng da bị ngứa trong khoảng 10-15 phút thì rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần/tuần bạn sẽ thấy giảm ngứa vùng kín.

  • Dùng sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi nên bạn ăn sữa chua hằng ngày sẽ dung nạp các lợi khuẩn cho vùng kín. Lợi khuẩn probiotic sẽ giảm bớt nguy cơ tấn công vùng kín của các hại khuẩn hoặc nấm.

  • Dùng lá ngải cứu

Ngải cứu là cây thuốc nam có tác dụng trị ngứa vùng kín. Ngải cứu có tính mát, kháng viêm, tiêu độc, khử trùng, sát khuẩn tốt. Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch rồi nấu với nước. Để nước nóng để xông hơi vùng kín, khi nước ấm thì dùng để rửa. Sau đó rửa sạch lại với nước. Thực hiện 3-4 lần/tuần là đủ.

Những nguyên tắc cần nhớ khi bị ngứa vùng kín

  • Không gãi

Theo bản năng, khi bị ngứa vùng kín chị em thường gãi nhưng theo bác sĩ nên ngưng ngay hành động này. Vùng kín bí hơi, nóng bức, ẩm ướt nên vi khuẩn, nấm phát triển và gây bệnh. Nếu gãi sẽ làm cho tình trạng ngứa ngáy không đỡ mà còn lan rộng hơn. Vết ngứa ngày nguy hiểm hơn nếu phát triển thành viêm nhiễm.

  • Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên

Dùng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên khiến vùng kín ẩm ướt, sinh nhiệt khiến vi khuẩn, nấm phát triển. Cần thay băng vệ sinh hằng ngày 4-6 tiếng/lần trong ngày “đèn đỏ” và ngày thường không nên dùng băng vệ sinh hằng ngày.

  • Không nên ỷ lại dung dịch vệ sinh

Dung dịch vệ sinh không giúp vùng kín sạch sẽ mà còn làm thay đổi môi trường pH âm đạo thay đổi, khiến mầm bệnh phát triển. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng khi bác sĩ chỉ định.

  • Giữ vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ

Bạn nên mặc đồ thoáng, thấm nước, khô nào để giữ vùng kín luôn khô. Tắm rửa thường xuyên và lau khô vùng kín mỗi khi đại tiện hoặc tiểu tiện.