Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Bệnh thường được phân làm 2 loại: Viêm niệu đạo do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu cầu. Viêm niệu đạo không do lậu cầu có nguyên nhân lây nhiễm và không lây nhiễm. Ở nam giới, dương vật chảy mủ vàng thường là dấu hiệu của viêm niệu đạo do lậu cầu; chảy dịch trong là viêm niệu đạo không do lậu cầu. Bệnh khó chẩn đoán ở phụ nữ vì triệu chứng này thường không xuất hiện. Ngoài ra, bệnh còn gây hiện tượng đau rát khi đi tiểu. Các nguyên nhân gây viêm niệu đạo không do lậu cầu bao gồm vi-rút adeno, vi khuẩn Chlamydia trachomatis, vi khuẩn Escherichia coli, vi-rút Herpes simplex, vi khuẩn Mycoplasma genitalium và trùng roi trichomonas.
Đau rát khi đi tiểu, dương vật chảy mủ, ngứa dương vật.
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng.
Niệu đạo là một bộ phận của đường tiểu, một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) đi ra ngoài. Ngoài chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài, ở nam giới niệu đạo còn đóng vai trò dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi có hiện tượng xuất tinh. Nếu bị viêm niệu đạo nam sẽ ảnh hưởng đến bài xuất nước tiểu, tinh dịch và có thể để lại những biến chứng như: Viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, tinh trùng suy giảm, dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Viêm niệu đạo là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới. Khi thấy biểu hiện ban đầu của bệnh viêm niệu đạo nên đến cơ sở y tế có uy tín để được khám và điều trị.
Bí quyết phòng tránh viêm niệu đạo nữ: Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn
Nhiều bệnh nhân không dám uống nhiều nước vì viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều triệu chứng khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt... Điều này khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Tuy nhiên, thường xuyên nhịn tiểu gây ra 2 hậu quả. Thứ nhất, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các tổ chức. Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận. Bởi vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.
Cuối cùng, các chuyên gia cũng nhắc nhở, chị em cần phân biệt rõ để không nhầm lẫn giữa viêm niệu đạo bình thường và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Để xác định chính xác nên tới bác sỹ hoặc trung tâm y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu cần thiết, bạn tình của bạn cũng cần phải được kiểm tra. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sai nguyên tắc về lâu dài có hại nhiều hơn lợi.
Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng. Ðối với mọi trường hợp tiết dịch niệu đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình.
Dùng một trong các loại thuốc điều trị viêm niệu đạo nam sau kết hợp với một trong các loại thuốc điều trị viêm niệu đạo không do lậu:
Dùng 1 trong 3 thuốc sau:
Chú ý: Ðiều trị cho bạn tình với liều tương tự. Không dùng Doxycycline, Tetracycline cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
Thông tin và tư vấn
Mọi trường hợp mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo đều cần được giáo dục và tư vấn về hành vi tình dục an toàn. Cán bộ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc về tư vấn trong cuốn chuẩn mực này. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là:
Xem thêm: Tinh dịch màu vàng là biểu hiện của bệnh gì