Khi giao tiếp, ăn uống hay gần gũi với nhau, rất dễ để các bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt. Vậy có những bệnh gì lây qua đường nước bọt và những bệnh này có nguy hiểm không?
Bệnh lậu do vi khuẩn lậu, Neisseria gonorrhoeae, gây ra. Đây là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng cũng có thể bị lây nhiễm qua đường nước bọt. Nếu bạn hôn một người mắc bệnh lậu, bạn sẽ bị nhiễm vi khuẩn lậu, và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua tuyến nước bọt và các vết thương trên niêm mạc miệng. Chỉ vài ngày sau khi nhiễm bệnh, bạn sẽ thấy những vết loét trên miệng, có màu trắng hay có lớp mủ phía trên, rất dễ nhầm với bệnh nhiệt miệng.
Sùi mào gà, do siêu vi papillon ở người, tên tiếng anh là human papillomavirus (HPV) gây nên cũng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà rất lâu, từ 2-9 tháng. Khi phát bệnh, niêm mạc miệng bạn sẽ nổi những u nhú màu hồng ướt át. Các khối u này có thể ở bất kì đâu, từ môi, lưỡi, cho đến lợi và khoang miệng. Bệnh này rất khó điều trị do tính chất ẩm ướt của vùng miệng. Không có cách gì để trị dứt điểm HPV ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nên đi tiêm phòng HPV để giảm khả năng nhiễm sùi mào gà.
Mụn rộp sinh dục, tên khác là herpes sinh dục, là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do vi rút Herpes simplex (HSV) gây ra. Tương tự bệnh lậu, mụn rộp sinh dục phát bệnh sau 1-2 ngày nhiễm vi rút. Triệu chứng là những mụn nước nhỏ li ti, ngứa, nóng rát. Khi vỡ ra, những mụn nước này tạo thành những vết lở loét trong miệng. Một số triệu chứng khác là nổi hạch ở cổ, sốt, mệt mỏi ...
Giang mai, gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai, sẽ lây qua đường miệng khi bạn tiếp xúc với những người mang bệnh qua đường miệng. Bệnh giang mai gồm bốn giai đoạn: giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ, và giai đoạn tam phát.
Bệnh mononucleiosis, còn có tên gọi khác là bệnh “mono”, “bệnh hôn”, là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút Epstain-Barr (EBV). Bệnh được truyền qua đường nước bọt nếu như hôn người nhiễm bệnh, nên được gọi là bệnh hôn. Thời gian ủ bệnh là khoảng 4-6 tuần. Các triệu chứng thường thấy rất giống như bệnh cảm cúm thông thường: mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sốt, sưng hạch. Không có thuốc diệt EBV mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nước bọt, và gây ra bởi siêu vi viêm gan B (HBV). Dấu hiệu của bệnh là vàng da, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, sốt ... nhưng cũng nhiều người không hề có triệu chứng gì. Viêm gan B có vắc xin tiêm phòng, vì vậy bạn nên tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Đây là căn bệnh rất thường gặp và lây qua đường nước bọt do vi rút cảm cúm nằm ở đường hô hấp và tuyến nước bọt.
Bệnh gây ra bởi vi rút Rubella và thường bùng phát vào mùa xuân. Các triệu chứng của bệnh là phát ban, sốt, nổi hạch. Mặc dù bệnh Rubella thường là nhẹ và có thể chữa khỏi mà không có biến chứng, nhưng nếu phụ nữ mang thai mắc Rubella, đặc biệt trong ba tháng đầu mang thai, sẽ có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Vì thế phụ nữ trước khi có thai cần phải đi khám và tiêm phòng Rubella nếu như chưa có miễn dịch đối với bệnh này.
Đây là vi khuẩn nằm ở dạ dày và có thể gây các chứng như loét dạ dày, viêm dạ dày cấp và mãn tính, ung thư dạ dày. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn là rất cao do thói quen ăn uống chung đụng. Rất nhiều người nhiễm vi khuẩn HP nhưng không có triệu chứng gì và không hay biết. Nếu như có các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, ợ hơi, hôi miệng, đầy bụng, ... thì có thể là vi khuẩn HP đang hoành hành và cần được điều trị.
Trái với sự hiểu lầm của rất nhiều người, HIV không lây qua đường nước bọt vì HIV ở dịch này không đủ để lây truyền. Trường hợp rất hiếm xảy ra là khi niêm mạc miệng bị tổn thương, và HIV nhiễm vào nước bọt qua máu của vết thương. Đây là lý do mà một số người nhiễm HIV do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Vì thế, không nên quá xa lánh những người bị HIV hay lo lắng khi chỉ tiếp xúc với nước bọt của người bị nhiễm HIV.