3 thực phẩm gây đau dạ dày tạo biến chứng nguy hiểm

Viêm loét dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng là 2 tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp. Bệnh khiến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc lựa chọn thực phẩm được coi là rất quan trọng trong chữa trị. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về việc người bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì, người bị viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì sẽ tốt.

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không nên ăn những loại thực phẩm khó tiêu

Khi bị bệnh viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng, thì các chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm. Do đó bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp cho dạ dày không phải làm việc quá tải.

Và bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên kiêng các loại thực phẩm khó tiêu như là:

  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất đạm: các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, dầu mỡ như là: trứng, thịt, lạc, đậu, chocolate, kem, các món rán, chiên, xào,...
  • Không nên ăn quá nhiều tinh bột: mọi người đều biết tinh bột là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta. Tinh bột cung cấp nhiều năng lượng, có lợi cho sức khỏe.

Song nếu như chúng ta ăn quá nhiều tinh bột trong một bữa, nhất là những người đang bị viêm loét dạ dày tá tràng thì lại có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Do lượng tinh bột dư thừa sẽ bị tích tụ lại ở dạ dày, trở thành gánh nặng cho dạ dày.

Tại sao bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tuyệt đối kiêng các loại đồ uống có ga?

Đó là vì các loại nước uống này sẽ gây hại tới niêm mạc dạ dày. Các loại đồ uống có ga sẽ kích thích lên niêm mạc dạ dày, làm tăng áp lực lên dạ dày. Điều này khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn.

Chính vì vậy, bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày không nên uống các loại đồ uống có ga như là: nước ngọt Coca-cola, Pepsi, Fanta, nước ngọt 7 Up hay Sprite,...

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều acid, cồn

Các loại thực phẩm có chứa nhiều acid, cồn không chỉ gây ra các tác động tiêu cực đối với người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mà cả với những người khỏe mạnh cũng bị chúng làm hại. Các loại thực phẩm này sẽ làm tăng kích thích lên niêm mạc dạ dày, nồng độ acid, nồng độ cồn càng cao thì mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày càng nặng.

Do đó, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid, cồn như:

  • Bệnh nhân nên hạn chế uống rượu bia và các loại đồ uống có chất kích thích. Nếu có thể bệnh nhân nên từ bỏ các loại đồ uống này.
  • Bệnh nhân cũng cần hạn chế ăn các loại trái cây có chứa lượng acid cao như: chanh, cam, bưởi, quýt,...

Vì sao bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tuyệt đối kiêng ăn thực phẩm cay nóng?

tư vấn bệnh dạ dày

Các thực phẩm cay nóng sẽ làm gia tăng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, gây ra nhiều điều khó chịu cho bệnh nhân.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong các loại gia vị cay nóng có chứa các loại hoạt chất như: habaneros, jalapenos, capsaicin, poblanos,... Các hoạt chất này sẽ kích thích làm cho tình trạng viêm loét dạ dày nặng thêm.

Bởi vậy, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hay viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng như:

  • Các loại gia vị có tính cay nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt,... Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần hạn chế tối đa ăn các món ăn có chứa các loại gia vị cay này.
  • Ngoài ra, theo Tây y thì “thức ăn nóng” là những loại thức ăn có chứa nhiều năng lượng trong một đơn vị khối lượng thực phẩm nhất định như là: các loại đồ ăn nhanh, các món ăn chiên rán,....

Trên đây chính là các loại thức ăn khi bị bệnh viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn. Đồng thời bệnh nhân mắc phải tình trạng này nên ăn chậm và nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày, giúp cho dạ dày hoạt động ít hơn. Và mọi người cũng nên xây dựng cho mình một nếp sống khoa học, tránh căng thẳng, bởi căng thẳng cũng là một trong các tác nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, và làm cho tình trạng bệnh càng ngày càng nặng thêm.