Bệnh trĩ có nguy hiểm không [Bác sĩ tư vấn]

Nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không nhưng lại ngại ngần chữa trị tại cơ sở y tế. Điều này thật nguy hiểm, nhất là khi để đến quá muộn, với những biến chứng nặng, gây nhiễm trùng.

Người trẻ tuổi bị bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có dễ bị mắc phải không?

Các bạn cần hiểu đúng là bệnh trĩ có thể xuất hiện ở tất cả các đối tượng. Không chỉ riêng người lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng rất dễ mắc phải nếu có lối sống không lành mạnh, ít vận động. Bệnh trĩ là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, không gây tử vong. Tuy nhiên bệnh trĩ có thể gây đau đớn trầm trọng khi xuất hiện những biến chứng phức tạp và việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém. Bệnh yêu cầu người được chữa trị cần có sự kiên trì.

Bệnh trĩ gây ra những cảm giác rất khó chịu, kể cả khi đứng hoặc ngồi. Người bệnh bị giảm chất lượng cuộc sống, ăn mất ngon, ngủ thiếu giấc, tinh thần mệt mỏi. Bệnh càng nặng thì sẽ gây ra đau đớn nhiều hơn. Bệnh có biến chứng nặng có thể dẫn đến việc mất máu hoặc các vết thương bị nhiễm trùng nặng. Đặc biệt các vết thương hở nằm trực tiếp ở các vùng kín, các vùng dễ bị nhiễm khuẩn như hậu môn, trực tràng. Vì thế bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn nếu người bệnh không có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Các dấu hiệu mà người bệnh có thể dễ dàng phát hiện khi mình bị mắc bệnh trĩ là đi tiêu sẽ ra máu, hoặc cảm thấy đau hậu môn, ngứa rát hậu môn, lòi trĩ, chảy dịch nhầy quanh hậu môn... Khi xuất hiện các hiện tượng này, người bệnh cần phải đến các trung tâm chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay lập tức. Người bệnh cần phải bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh chủ động hơn.

Đến cơ sở không uy tín chữa bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bạn cần đến các trung tâm y khoa uy tín để được khám chữa bệnh đúng đắn. Bởi bệnh trĩ thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như nứt ống hậu môn, viêm nhiễm ống hậu môn, hay bị các bệnh về khối u hậu môn, trực tràng, polyp hậu môn trực tràng và những bệnh khác liên quan đến hậu môn. Nếu đến các cơ sở không uy tín mà không phát hiện đúng bệnh thì bệnh tình sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, làm mất cơ hội tốt để chữa bệnh.

Biến chứng của bệnh trĩ ? Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ ?

Rất nhiều người quan tâm bệnh trĩ có nguy hiểm không cũng như cách phòng ngừa và chữa trị. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ đặc biệt nguy hiểm khi có những biến chứng nặng. Những hậu quả khó lường của bệnh trĩ:

  • Người bệnh phải chịu những cơn đau sẽ tăng dần về cường độ cũng như tần suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, tâm lý
  • Tắc nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, việc ngồi xuống hoặc đi lại rất khó khăn.
  • Nếu búi trĩ sa ra ngoài quá lâu thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị bội nhiễm do vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
  • Bệnh có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư trực tràng, đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nếu bị bệnh trĩ quá lâu mà chưa chữa trị có thể làm cho bệnh nhân bị đau nhức xương, đau lưng dưới thậm chí thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng. Phụ nữ mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con...

Vậy làm cách nào để hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ?

Xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thay đổi thói quen ngồi lâu một chỗ hoặc đứng quá lâu. Nên đi lại nhẹ nhàng, thường xuyên hơn và tích cực vận động tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe.

Bổ sung lượng dinh dưỡng giàu chất xơ có nhiều trong rau, trái cây để kích thích hệ tiêu hóa tốt. Với các loại rau củ, thì khoai lang rất tốt bởi tính nhuận tràng, trái cây thì có dưa hấu, lê, đu đủ... giúp tăng khả năng tiêu hóa và bài tiết của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Duy trì thói quen uống nước hàng ngày. Với khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nhiều lần trong ngày để quá trình hấp thụ diễn ra tốt hơn.

Hạn chế hoặc không nên sử dụng sản phẩm có chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá để hạn chế tối đa nhất những tác hại bệnh trĩ. Đặc biệt là thói quen đại tiện ngồi lâu cũng là nguyên nhân làm cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Bên cạnh sử dụng các phương pháp, thói quen tích cực để làm giảm tác động của bệnh trĩ đối với cơ thể, người bệnh khi phát hiện bệnh cần phải nhanh chóng đến các trung tâm y khoa uy tín để được tư vấn và lên phác đồ điều trị nhằm hạn chế thấp nhất tác hại bệnh trĩ và biến chứng do bệnh gây ra.

Chữa trị bệnh trĩ

Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm, phẫu thuật Longo là lựa chọn tối ưu với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt điểm trĩ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, giảm đau và ít các biến chứng so với phương pháp kinh điển.

Phương pháp Longo được phẫu thuật viên người Ý - Bác sĩ Antonio Longo, Bộ môn Ngoại, Đại học Palermo giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và kể từ đó đã được áp dụng rộng rãi khắp châu u. Với kỹ thuật này, Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ khâu nối đặc biệt, được thiết kế riêng để cắt- khâu một khoanh niêm mạc kèm mạch máu phía trên búi trĩ, kéo các búi trĩ nội lên cao, đồng thời cắt nguồn máu đến búi trĩ. Nhờ đó, các búi trĩ sẽ teo dần và bệnh nhân được chữa trĩ hoàn toàn.

Điều trị trĩ bằng phương pháp Longo được chỉ định trong trường hợp bị trĩ độ 2-3, thích hợp với người mắc trĩ vòng với những ưu điểm vượt trội:

  • Giảm đau hơn nhiều so với phương pháp cắt trĩ kinh điển do vùng phẫu thuật nằm trên đường lược của ống hậu môn, nơi ít thần kinh cảm giác
  • Không có vết thương hở ở hậu môn, dễ dàng chăm sóc hậu phẫu
  • Rút ngắn thời gian nằm viện (trung bình nằm viện 1-2 ngày) và đảm bảo tính thẩm mỹ, không có biến chứng hẹp hậu môn do sẹo, xơ.