Bị tiểu đường thai kỳ khi đã 34 tuần phải làm gì?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý dễ mắc phải trong suốt thời kỳ mang thai, kể cả khi thai kỳ đã 34 tuần tuổi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng khi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bạn mắc phải hội chứng này. Chỉ cần bạn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi khám sức khỏe sinh sản, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi thì tình trạng sức khoẻ của bạn sẽ được cải thiện.

Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ sẽ xảy ra khi tế bào beta của tuyến tụy bị tổn thương, làm giảm chức năng sản sinh insulin - một chất nội tiết tố quan trọng của cơ thể.

Thông thường, glucose được dự trữ ở gan, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho hệ thống tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, glucose không thể tự mình vận chuyển từ mạch máu vào các tế bào. Do đó nó cần có sự trợ giúp của insulin. Khi chức năng sản sinh insulin bị suy giảm đồng nghĩa với việc glucose bị “nghẽn” lại tại mạch máu, từ đó lượng đường trong máu tăng cao, gây ra hội chứng tiểu đường.

Khi mang thai nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể bạn có nhu cầu tăng lượng glucose. Sẽ rất tuyệt nếu cơ thể bạn sản xuất lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng glucose trong thời gian bầu bí. Song thực tế không phải thai phụ nào cũng đạt được tình trạng sức khoẻ tốt như thế. Vì vậy nhiều phụ nữ mang thai vẫn dễ mắc tiểu đường thai kỳ do không tự tổng hợp được chất nội tiết insulin.

Ngoài ra, từ tuần 24 của thai kỳ, cơ thể thai phụ xảy ra hiện tượng tăng kháng insulin do nhau thai tăng sản xuất các hormon làm tăng kháng insulin như progesteron, human placental lactogen (HPL), prolactin, cortisol,..., Đồng thời nhu cầu insulin trong cơ thể thai phụ cũng tăng do nhu cầu tăng lượng glucose khi thai càng phát triển gây ra tình trạng thiếu hụt insulin tương đối.

Xem thêm: Địa chỉ 8 phòng khám phụ khoa tốt có bác sĩ nữ tại Hà Nội

Nguy cơ cao tăng khả năng mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở những phụ nữ đã có tiền sử tăng kháng insulin trước đó như tăng cân, thừa cân, béo phì, trong gia đình có người bị tiểu đường, bị hội chứng buồng trứng đa nang,...

Những phụ nữ sử dụng nhiều hormon dưỡng thai, đa thai, mang thai nhiều lần,... cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

tư vấn tiểu đường thai kỳ

Vấn đề gây tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì
  • Trong gia đình có tiền sử bị tiểu đường
  • Tiền sử sinh con nặng ≥ 4000g
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose: có tiền sử tiểu đường trước đó. Lượng glucose trong nước tiểu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, đặc biệt là phụ nữ ≥ 35 tuổi
  • Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, dị tật thai nhi
  • Là người châu Á
  • Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Ở tuần thai nào cũng sẽ đều có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, đặc biệt từ tuần 20 trở đi. Vì vậy, cho dù ở tuần 34 của thai kỳ thì vẫn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Nếu trong quá trình mang thai, thai phụ tăng cân quá nhanh ( 4kg/4 tuần) thì nên đi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết ngay để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Bất kỳ ở tuần thai nào phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ thì thai phụ luôn phải tuyệt đối tuân thủ các tư vấn chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi thì tình trạng sức khoẻ sẽ được cải thiện, giảm bớt cái nguy cơ nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.

Lưu ý: giấc ngủ rất quan trọng, với thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng/ đêm thì nguy cơ tiểu đường thai kỳ càng cao.

Xem thêm: Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi - cách xét nghiệm thai phát hiện dị tật sớm nhất

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu không tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường như:

  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu.
  • Nguy cơ cao mắc phải tăng huyết áp, tiền sản giật.
  • Nhiễm trùng, vết thương lâu lành.
  • Sinh khó, chuyển dạ kéo dài, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
  • Hôn mê do rối loạn chuyển hoá glucose trầm trọng
  • Có khoảng 20% phụ nữ thực sự bị mắc tiểu đường sau sinh nếu trong khi mang thai mắc tiểu đường thai kỳ. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến lần mang thai tiếp theo.
  • Đối với thai nhi, khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi sẽ bị rối loạn sinh trưởng ( quá to hoặc quá nhỏ)
  • Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin, dễ bị hạ đường máu, hạ calci máu, vàng da bệnh lý nặng và có thể hôn mê. Khi lớn lên bé có nguy cơ cao mắc béo phì, tiểu đường, cao huyết áp.

Thời điểm tầm soát tiểu đường thai kỳ

Vào 3 tháng thứ 2 và 3 tháng thứ 3 của thai kỳ các hormon gây kháng insulin của nhau thai tiết ra nhiều nhất, do đó tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào thời điểm này. Các chuyên gia sản khuyến cáo từ tuần 24-28 của thai kỳ là khoảng thời gian lý tưởng để sàng lọc bệnh. Bới nếu sàng lọc sớm hơn 24 tuần có thể bỏ sót do giai đoạn này bệnh chưa xuất hiện, còn nếu sàng lọc sau 28 tuần thì hiệu quả điều trị sẽ giảm đi.

Phải làm gì nếu bị tiểu đường thai kỳ?

Một chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho tình trạng tiểu đường thai kỳ được đẩy lùi.

  • Thai phụ vẫn nên ăn đầy đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất, đặc biệt không bỏ bữa sáng, không cần ăn quá nhiều mỗi bữa và nên chia thành nhiều bữa mỗi ngày.
  • Nhóm thực phẩm ưu tiên nạp nhiều nhất vẫn là vitamin và khoáng chất, cụ thể là các loại rau củ quả. Tăng cường các loại rau có màu xanh đậm bởi trong đó có chứa nhiều sắt, như : súp lơ xanh, cải xoong, cần tây, rau chân vịt,...Hạn chế các loại trái cây có vị ngọt đậm như: mít, sầu riêng,...
  • Bổ sung đủ chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,...nhưng không nên quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Ngoài ra, cần hạn chế các nhóm chất tinh bột và chất béo, các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...Các mẹ nên hạn chế ăn cơm, xôi, bún, phở,... thay vào đó có thể ăn các thực phẩm khác chứa ít tinh bột hơn như khoai lang, ngô, các hạt ngũ cốc như đậu xanh, đậu nành, hạt óc chó, hạnh nhân, macca,...
  • Uống đủ nước (2,5- 3lit/ ngày), có thể uống sữa tươi không đường thay cho sữa bầu vì sữa bầu thường sẽ làm cho mẹ tăng cân nhiều hơn.
  • Thai phụ có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khoẻ như: yoga, thiền, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Giấc ngủ đặc biệt quan trọng, thai phụ phải ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, và 45-60 phút nghỉ trưa.
  • Tiêm insulin: nếu chỉ số đường huyết của mẹ quá cao, đáng báo động, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm mũi insulin cho các mẹ. Insulin không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nên các mẹ đừng lo lắng
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN ngay với chúng tôi để được nhận ưu đãi miễn phí 100k chi phí khám ban đầu.

Ở tuần 34 của thai kỳ nếu thai phụ phát hiện tiểu đường thai kỳ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được tư vấn và tuân theo một chế độ điều trị nhất định. Tuỳ vào chỉ số đường huyết mà bác sĩ sẽ quyết định có tiêm bổ sung insulin hay không. Nếu chỉ số không quá lo ngại thì thai phụ sẽ chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Sau 1 tháng đến kiểm tra lại để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.